Chợ đêm Đồng Xuân nổi tiếng với các mặt hàng giá cực rẻ, mẫu mã đẹp được nhiều người yêu thích còn về chất lượng thì rẻ như đồ Tàu mà.
Chợ Đồng Xuân bán tất cả các mặt hàng với mức giá cực rẻ hút mắt người thu nhập thấp.
Nhưng nay chợ đang bị mất dần nét truyền thống, trở thành điểm bán hàng đại hạ giá, trung tâm phân phối hàng Trung Quốc. Không những thế chợ còn là địa chỉ cho kẻ gian móc túi, lừa đảo… Đã đến lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế để xác lập lại những giá trị truyền thống của chợ như tiêu chí ban đầu.
<>Trên là trời, dưới là hàng Trung Quốc<>
Đến hẹn lại lên, 18h các ngày thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần, hàng trăm gian hàng xuất hiện kéo dài từ phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường đến chợ Đồng Xuân… tạo nên một khu chợ trong lòng phố cổ Hà Nội. Tại đây có lẽ chẳng thiếu bất kỳ một mặt hàng nào từ quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, đồ trang sức, băng đĩa, đồ ăn, đồ uống…; nhưng nguồn gốc xuất xứ thì không rõ ràng (?) Đi dọc các cửa hàng thì rắt có thể nhận thấy chủ yếu hàng hóa trong chợ là hàng Trung Quốc. Thế nên nhiều khách hàng tới chợ mới nói rằng chẳng khác nào trung tâm phân phối hàng Trung Quốc.Dạo quanh phố cổ, dạo qua chợ đêm thấy các gian hàng chính được đặt giữa lòng đường đa phần bầy bán các loại đồ trang sức mỹ ký có giá bán lẻ từ vài nghìn đồng trở lên; kính nhái không rõ nguồn gốc giá vài chục nghìn/chiếc; quần áo, giày dép, túi xách… cũng chỉ có giá niêm yết vài chục nghìn. Tuy nhiên các mặt hàng này quanh năm được gắn biển hạ giá, đại hạ giá. Các quầy phụ là các sạp hàng được bày dọc hai bên vỉa hè là địa chỉ của các mặt hàng quần áo lót, bít tất, khăn, khẩu trang, băng đĩa nhạc… với mẫu mã, giá cả phong phú. Tất cả trên vỉa hè, lòng đường tạo nên một thánh địa hàng Trung Quốc chất đống, khách hàng ưa mắt thì bới-lục-tìm rồi mặc cả để sao mua được mặt hàng một cách rẻ nhất, còn chất lượng thì… quên luôn dù đấy có là hàng gia công, chất lượng kém, hàng giả-ế-lỗi mốt. Chợ đêm Đồng Xuân đang khiến cho du khách thấy đây dường như là một điểm bán hàng Trung Quốc đại hạ giá chất lượng kém hơn là một địa chỉ văn hóa, du lịch giới thiệu những sản phẩm của các làng nghề truyền thống đất Hà thành.
<>Mất dần tiêu chí
Từ năm 2003, chợ đêm Đồng Xuân được xây dựng và đi vào hoạt động với mong muốn trở thành một địa chỉ du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Một ý tưởng lớn, một địa điểm đẹp ngay từ khi khởi thủy, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động thì kết quả lại chưa được như mong muốn, chưa kể đến biến tướng làm xấu đi bộ mặt chợ đêm. Ý tưởng ban đầu nơi đây sẽ trở thành một không gian Hà Nội cổ, là nơi giới thiệu quảng bá những sản phẩm thủ công truyền thống như đồ mỹ nghệ, tơ lụa, đồ lưu niệm… và không thể thiếu được ẩm thực Hà Nội. Chủ chương là hàng hóa kinh doanh tại chợ đêm phải là hàng Việt Nam chất lượng cao để khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”.
Chợ đang bị mất dần nét truyền thống, trở thành điểm bán hàng đại hạ giá, trung tâm phân phối hàng Trung Quốc
Thế nhưng chợ vẫn họp, khách vẫn đông nhưng bất kỳ ai có dịp ghé qua cũng chạnh lòng khi tìm mỏi mắt cũng không thấy những sản phẩm thủ công truyền thống của những làng nghề Hà Nội. Thay vào đó là những mặt hàng trôi nổi với lời quảng cáo ngoại nhập rẻ-bền-đẹp (?) Từ những ngày đầu chợ đêm đã có hẳn một khu vực ẩm thực riêng để giới thiệu những món ăn đặc sản của Thủ đô nhưng giờ chân gà nướng, thịt xiên nướng, lẩu thập cẩm, rượu mực, nem chua rán… lên ngôi. Và chính địa điểm này đã tạo thêm sự ồn ào, nhếch nhác, gây mất trật tự cho không gian chợ đêm. Còn dọc lòng đường của các khu phố đi bộ, hướng mắt đi đâu cũng thấy la liệt gánh hàng rong…
<>Chợ chặt chém
Những tưởng đi chợ đêm tham quan mua sắm, thưởng thức những tinh hoa, đặc sản của Thủ đô thì khách đến nơi đây lại mang trong mình tâm trạng ngao ngắn, lắc đầu khi ra về, bởi hầu như chợ đêm bây giờ chỉ còn mang một ý nghĩa kinh tế rất lớn cho những hộ tiểu thương kinh doanh tại đây. Đầu tiên là “loạn” các loại giá tiền tại chợ đêm. Từ việc trông-giữ xem cũng thiếu tập trung, mỗi chỗ trông một kiểu, nhiều hôm lượng khách đông nên mạnh ai người đấy tìm chỗ gửi, giá vé gửi xe thu tùy hứng từ 5.000-10.000-20.000 đồng/xe... Ngoài các sạp hàng, kiốt kinh doanh, những quán nước giải khát trà đá, trà chanh di động cũng ký sinh tồn tại ở chợ đêm. Chuyện vài cốc trà đá, đĩa hướng dương, bao thuốc để nghỉ chân giải khát khi đứng lên phải móc ví trả trên 100.000 đồng là chuyện thường ở chợ. Kiểu “chặt, chém”, nâng giá kiếm lời ở các dịch vụ tại chợ đêm đã được cảnh báo từ lâu nhưng hiện tượng này vẫn tồn tại.Tiếp đến là sự lộn xộn, thiếu thẩm mỹ trong quy hoạch, quản lý ngành hàng, quầy hàng của các hộ tiểu thương. Hàng quần áo thì cạnh hàng ăn, mỹ phẩm cạnh hàng uống, trang sức cạnh hàng bánh ngọt; cộng thêm la liệt các gánh hàng rong đứng - ngồi - bán dạo… mưu sinh - tất cả tạo nên một món lẩu “lộn xộn” mang tên chợ đêm. Đi dọc các tuyến phố đi bộ trong chợ đêm… có thể thấy những hàng quán ăn uống chiếm một số lượng khá lớn nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống. Hàng ăn nhiều, khách đông, tất cả cứ thế hồn nhiên ăn uống rồi vô tư xả rác ra đường; đến khi chợ tàn thì chợ đêm biến thành chợ… rác. Lúc này, khi các hộ kinh doanh chuẩn bị thu dọn hàng hóa để kết thúc một phiên chợ thì cũng là lúc những công nhân vệ sinh môi trường bắt đầu cặm cụi dọn dẹp những thứ rác thải do chính con người tạo ra. Việc ai nấy làm, đường ai đấy đi mặc cái sự bừa bộn, nhếch nhác, chẳng ai vì cái chung, cái sạch - đẹp trên tuyến phố, khu chợ này bởi làm sạch môi trường, dọn sạch đường phố là việc của người khác (?)
<>Nỗi lo trộm cắp, móc túi...
Chợ đêm Đồng Xuân - nơi đây thu hút rất đông người đến thăm quan, mua sắm. Lợi dụng sự đông đúc này, nhiều đối tượng “hành nghề” móc túi, trộm cắp có dịp sử dụng những “ngón nghề” để lấy tài sản của khách qua lại. Thực tế cho thấy CAQ Hoàn Kiếm đã từng bắt giữ và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản tại chợ đêm Đồng Xuân. Điển hình là các đối tượng Đặng Thị Huyền (SN 1966), Đặng Thị Hoa (SN 1979), Vũ Lê Giang (SN 1975), Lê Thị Hương (SN 1973) quê đều ở Hải Phòng là những “nữ quái” trong ổ nhóm chuyên trộm cắp tài sản tại chợ đêm Đồng Xuân đã bị bắt. Đây là ổ nhóm tội phạm tỉnh ngoài, chuyên hoạt động lưu động tại các địa bàn công cộng ở Hà Nội...Tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhóm tội phạm này chọn mục tiêu là khu vực chợ đêm trên tuyến phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào và chợ Đồng Xuân, trà trộn trong dòng người đi chơi, mua hàng, lợi dụng sơ hở của khách móc cắp tài sản, chủ yếu là ĐTDĐ, ví tiền, máy ảnh kỹ thuật số. Sau khi gây án, bọn chúng đi ngay về Hải Phòng trên chuyến xe khách cuối cùng để tiêu thụ, tránh sự phát hiện của Công an TP Hà Nội. Cũng tại chợ đêm Đồng Xuân, 2 “nữ quái” Đào Thị Dung (SN 1963), trú Minh Khai, Hai Bà Trưng, từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản và Đào Thị Thư (SN 1989), trú tại TP Thái Nguyên đã bị CAQ Hoàn Kiếm bắt giữ về hành vi trộm cắp tài sản. Còn tại những quán ăn đêm trở thành điểm nóng khi đám thanh niên tụ tập đợi đua xe, “dạt” nhà tìm “bến” đáp đi đêm, uống rượu, to tiếng, đánh nhau… làm mất an ninh trật tự.
Chợ đêm Đồng Xuân được người dân Hà thành tự hào là địa chỉ văn hóa, quảng bá du lịch và kinh tế Hà Nội. Du khách đến chợ đêm với mong muốn tìm thấy những sản phẩm truyền thống, để được thưởng thức văn hóa ẩm thực của Hà thành. Nhưng sự biến tướng cùng với sự quản lý không hiệu quả đã khiến cho chợ đêm Đồng Xuân đang dần mất sức hấp dẫn và hình ảnh đẹp của Hà Nội đối với bạn bè thập phương và du khách quốc tế. Theo đúng hẹn, tháng 11-2013, chợ đêm Đồng Xuân sẽ kỷ niệm 10 năm thành lập, đã đến lúc các cơ quan chức năng, công ty, ban quản lý chợ cần siết chặt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn chợ đêm, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và đặc biệt là xốc lại những giá trị truyền thống cho nơi đây.
Đến hẹn lại lên, 18h các ngày thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần, hàng trăm gian hàng xuất hiện kéo dài từ phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường đến chợ Đồng Xuân… tạo nên một khu chợ trong lòng phố cổ Hà Nội. Tại đây có lẽ chẳng thiếu bất kỳ một mặt hàng nào từ quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, đồ trang sức, băng đĩa, đồ ăn, đồ uống…; nhưng nguồn gốc xuất xứ thì không rõ ràng (?) Đi dọc các cửa hàng thì rắt có thể nhận thấy chủ yếu hàng hóa trong chợ là hàng Trung Quốc. Thế nên nhiều khách hàng tới chợ mới nói rằng chẳng khác nào trung tâm phân phối hàng Trung Quốc.
Dạo quanh phố cổ, dạo qua chợ đêm thấy các gian hàng chính được đặt giữa lòng đường đa phần bầy bán các loại đồ trang sức mỹ ký có giá bán lẻ từ vài nghìn đồng trở lên; kính nhái không rõ nguồn gốc giá vài chục nghìn/chiếc; quần áo, giày dép, túi xách… cũng chỉ có giá niêm yết vài chục nghìn. Tuy nhiên các mặt hàng này quanh năm được gắn biển hạ giá, đại hạ giá. Các quầy phụ là các sạp hàng được bày dọc hai bên vỉa hè là địa chỉ của các mặt hàng quần áo lót, bít tất, khăn, khẩu trang, băng đĩa nhạc… với mẫu mã, giá cả phong phú. Tất cả trên vỉa hè, lòng đường tạo nên một thánh địa hàng Trung Quốc chất đống, khách hàng ưa mắt thì bới-lục-tìm rồi mặc cả để sao mua được mặt hàng một cách rẻ nhất, còn chất lượng thì… quên luôn dù đấy có là hàng gia công, chất lượng kém, hàng giả-ế-lỗi mốt. Chợ đêm Đồng Xuân đang khiến cho du khách thấy đây dường như là một điểm bán hàng Trung Quốc đại hạ giá chất lượng kém hơn là một địa chỉ văn hóa, du lịch giới thiệu những sản phẩm của các làng nghề truyền thống đất Hà thành.
<>Mất dần tiêu chí
Từ năm 2003, chợ đêm Đồng Xuân được xây dựng và đi vào hoạt động với mong muốn trở thành một địa chỉ du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Một ý tưởng lớn, một địa điểm đẹp ngay từ khi khởi thủy, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động thì kết quả lại chưa được như mong muốn, chưa kể đến biến tướng làm xấu đi bộ mặt chợ đêm. Ý tưởng ban đầu nơi đây sẽ trở thành một không gian Hà Nội cổ, là nơi giới thiệu quảng bá những sản phẩm thủ công truyền thống như đồ mỹ nghệ, tơ lụa, đồ lưu niệm… và không thể thiếu được ẩm thực Hà Nội. Chủ chương là hàng hóa kinh doanh tại chợ đêm phải là hàng Việt Nam chất lượng cao để khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”.Thế nhưng chợ vẫn họp, khách vẫn đông nhưng bất kỳ ai có dịp ghé qua cũng chạnh lòng khi tìm mỏi mắt cũng không thấy những sản phẩm thủ công truyền thống của những làng nghề Hà Nội. Thay vào đó là những mặt hàng trôi nổi với lời quảng cáo ngoại nhập rẻ-bền-đẹp (?) Từ những ngày đầu chợ đêm đã có hẳn một khu vực ẩm thực riêng để giới thiệu những món ăn đặc sản của Thủ đô nhưng giờ chân gà nướng, thịt xiên nướng, lẩu thập cẩm, rượu mực, nem chua rán… lên ngôi. Và chính địa điểm này đã tạo thêm sự ồn ào, nhếch nhác, gây mất trật tự cho không gian chợ đêm. Còn dọc lòng đường của các khu phố đi bộ, hướng mắt đi đâu cũng thấy la liệt gánh hàng rong…
Nguồn: Tinmoi